Chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp – Hiểu đúng để xây dựng
- 26 Tháng Chín, 2020
- 0 Bình luận(s)
Tất cả những doanh nghiệp thành công đều nhờ chiến lược kinh doanh đúng. Chính vì thế, các lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn dùng tới 40% thời gian để phân tích, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Nói như vậy nhưng không phải chiến lược kinh doanh là thứ gì đó xa xỉ chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn. Bất kể bạn kinh doanh gì, từ cửa hàng bán lẻ, đến chuỗi cửa hàng hay các doanh nghiệp quy mô lớn… Nếu bạn muốn kinh doanh hiệu quả, bạn phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH LÀ GÌ?
Chiến lược kinh doanh có thể coi như là một kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Chiến lược kinh doanh thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, các nguồn lực có thể huy động, các cơ hội cũng như điểm yếu và mối nguy phải đối mặt.
Chiến lược kinh doanh thành công khi sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng, cạnh tranh được với đối thủ và hiệu quả về tài chính. Một chiến lược kinh doanh đầy đủ phải bao gồm cách làm thế nào để đạt được mục tiêu, khác biệt với đổi thủ ở điểm nào và làm sao để mang về doanh thu.
Từ “Chiến Lược” đang bị lạm phát thời gian gần đây khi người ta dùng nó quá nhiều và trong những tình huống không đúng. Một trong những nhầm lẫn phổ biến là nhầm giữa chiến lược và chiến thuật
CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ
Để xây dựng một chiến lược kinh doanh tốt, cơ bản bạn cần theo 4 bước sau:
1. Xác định mục tiêu dài hạn
Cần xác định mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được sau một khoảng thời gian xác định. Mục tiêu như nhắc đến ở trên có thể bao gồm: doanh số, vị thế cạnh tranh (thị phần), quy mô …
Các bạn có thể tham khảo thêm quy tắc S.M.A.R.T về lập mục tiêu như sau:
- S = Specific: mục tiêu phải xác định rõ ràng, cụ thể
- M = Measurable: phải đo lường được
- A = Attainable: mục tiêu cần thách thức nhưng phải đạt được. Tức là khi xác lập mục tiêu cần lưu ý đến các yếu tố như: nguồn lực của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh của đối thủ …
- R = Relevant: mục tiêu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, có kết quả thực tế chứ ko phải thể hiện bằng số hoạt động
- T = Time bound: có mốc thời gian đạt được.
Có một sai lầm phổ biến tại các doanh nghiệp nhỏ là không lập mục tiêu. Họ có đủ lý do để biện minh như: “nhỏ mà cần gì mục tiêu”, “lo sống đã khó”
Một một mục tiêu tốt giống kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp, giúp rút ngắn đường đến thành công.
Mô hình SWOT trong chiến lược kinh doanh
2. Khảo sát và phân tích thị trường
Để có một chiến lực kinh doanh hiệu quả, bạn cần hiểu về thị trường, về các đối thủ và vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Phân tích SWOT có thể giúp bạn trong việc này. SWOT là từ đại diện cho:
- S – strengths: thế mạnh của doanh nghiệp bạn là gì
- W- weaknesses: điểm yếu nào của doanh nghiệp có thể bị khai thác
- O – opportunities: có các cơ hội nào trên thị trường có thể khai thác
- T – Threats – các mối đe dọa nào có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn.
Có nhiều mô hình phân tích khác như PEST hay ma trận BCG, nhưng SWOT thường được dùng phổ biến nhất.
3. Xây dựng chiến lược sản phẩm
Khi đã hiểu về thị trường, thế mạnh điểm yếu của mình doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược sản phẩm để cụ thể hóa lợi thế cạnh tranh và đạt đến mục tiêu kinh doanh.
Chiến lược sản phẩm tốt khi xác định đúng nhu cầu khách hàng và tận dụng được các kênh bán hàng hiệu quả.
4. Đo lường, và tối ưu
Cần đo lường kết quả khi đưa chiến lược vào vận hành thực tế, kiểm soát các khâu thực thi để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra đúng hướng.
Trong trường hợp cần thiết, hãy điều chỉnh kế hoạch thực thi hoặc kể cả chiến lược để đạt kết quả tốt hơn.
Chiến lược kinh doanh – Khác biệt tạo lợi thế cạnh tranh
NHỮNG LƯU Ý ĐỂ CÓ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÀNH CÔNG
1. Hiểu rõ đối đối thủ
Ông bà đã dạy: biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng!
2. Chú ý đến dòng tiền
Giám sát dòng tiền chặt chẽ, tối ưu vận hành để chi phí thấp nhất, và luôn có khoản dự phòng cho các trường hợp bất trắc. Suy cho cùng, kế hoạch kinh doanh có tốt đến đâu thì nó cũng là 1 dự báo cho tương lai, và không có gì đảm bảo 100% cả, đặc biệt khi bạn có một đối thủ mạnh hoặc diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp
3. Áp dụng công nghệ mới
Công nghệ đang thay đổi mọi mặt của cuộc sống, nên nó cũng có thể giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Có rất nhiều phần mềm quản lý ngoài kia có thể giúp ích cho vận hành công ty bạn.
4. Bắt đầu với thị trường ngách
Phát triển kinh doanh với thị trường ngách thường tốn ích chi phí hơn, đặc biệt nếu bạn biết có thể mất rất ít chi phí nếu bạn nhớ các điều sau:
- Cung cấp một sản phẩm độc đáo cho nhóm khách hàng nhỏ.
- Hiểu các nhu cầu chuyên biệt của nhóm khách hàng này
- Truyền được đúng thông điệp
5. Chú ý phản hồi của khách hàng
Mục đích của kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nên sẽ không có ý nghĩ gì nếu khách không thích và không mua sản phẩm của bạn.
Thu thập các ý kiến của khách hàng, nhận biết các xu hướng mới … để điều chỉnh sản phẩm của mình cho phù hợp hơn.
6. Thích nghi nhanh với sự thay đổi
Thế giới luôn vận động và thay đổi, môi trường kinh doanh còn thay đổi nhanh hơn. Doanh nhân phải chuẩn bị và chấp nhận thay đổi và sửa đổi các hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Hãy linh hoạt! Nếu một sự chuyển đổi trong sản phẩm và dịch vụ của bạn là điều chắc chắn phải làm thì đừng bỏ qua. Thích nghi chậm có thể khiến bạn mất khách hàng, thậm chí là làm doanh nghiệp phá sản.
KẾT LUẬN
Xác định ai là khách hàng chính của bạn! Lúc này doanh nghiệp có thể tập trung mọi tài nguyên cần thiết để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này, tránh bị phân tán nguồn lực cho những nhóm khách hàng thứ yếu.
Hi vọng với bài viết trên, doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh có thể xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả!
Nguồn: Sưu tầm